Mách mẹ: Các loại thuốc và cách dùng thuốc hạ sốt cho bé an toàn và hiệu quả

      Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ, và cũng là mối lo ngại của nhiều bậc phụ huynh. Ngoài việc sử dụng những mẹo như chườm khăn ấm, nới lỏng bỉm, quần áo,...để hạ nhiệt, thì việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho bé cũng là lựa chọn được ưu tiên của cha mẹ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt chỉ nên được thực hiện khi mà cha mẹ đã có đầy đủ kiến thức cung như biết cách lựa chọn, sử dụng thuốc hạ sốt sao cho an toàn và hiệu quả. Việc thiếu kiến thức, dùng sai cách có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của con trẻ.

Biểu hiện cho thấy trẻ bị sốt

Trẻ khi bị sốt thường có 1 số triệu chứng như:

  • Nhiệt độ cơ thể >38 độ C.

  • Quấy khóc thường xuyên.

  • Trẻ mệt mỏi không còn vui đùa như bình thường, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

  • trẻ bị chán ăn, bỏ bữa, bỏ bú.

  • Ngoài ra, một số trường hợp nặng còn có biểu hiện thở gấp, lơ mơ, ngủ li bì,…

Khi trẻ có biểu hiện bị sốt, cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng để có thể xử trí kịp thời. Đối với các trường hợp trẻ bị sốt nhẹ thì có thể sử dụng các phương pháp hạ sốt không cần dùng thuốc tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp bị sốt cao, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng thuốc hoặc đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Xem thêm >>> Giải đáp băn khoăn: Sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Một số phương pháp hạ sốt cho trẻ mà không dùng thuốc

Khi trẻ bị sốt nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng một số phương pháp hạ nhiệt cho bé như sau:

  • Cố gắng cho trẻ uống nhiều nước hơn để trẻ không phải đối mặt với tình trạng bị mất nước.

  • Sốt khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, lúc này những món ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc sữa chính là lựa chọn tốt nhất cho trẻ lúc này. 

  • Không mặc cho trẻ mặc đồ quá ôm, dày và bó sát, nên mặc cho trẻ những bộ đồ thoải mái, rộng rãi để cơ thể dễ thoát nhiệt ra ngoài. Đối với những trẻ vẫn còn mặc bỉm thì nên nới lỏng bỉm.

  • Cho trẻ nghỉ ngơi. 

  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt là vùng trán, vùng cổ, vùng nách và vùng bẹn của trẻ. Cách làm này rất hiệu quả trong việc hạ nhiệt cơ thể, cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. 

  • Bổ sung vitamin C, canxi cũng sẽ giúp tăng cường đề kháng và giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Tham khảo thêm >>> Mách mẹ: 8 cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng tại nhà

Tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau hạ sốt cho bé

Các loại thuốc giảm đau hạ sốt cho bé

Các loại thuốc giảm đau hạ sốt cho bé

Những loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay thường được sử dụng cho trẻ em đó là:

- Paracetamol:

Paracetamol (còn được biết tới với cái tên Acetaminophen), là loại thuốc giảm đau hạ sốt không gây nghiện, được đánh giá là an toàn và hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, Paracetamol chỉ có thể sử dụng cho các trường hợp bị đau hoặc sốt nhẹ và vừa.

Khi sử dụng Paracetamol để hạ sốt cho bé, các bậc phụ huynh cần chú ý tới khoảng cách giữa 2 liều dùng, khoảng cách giữa các lần dùng là từ 4 - 6 tiếng. Còn đối với các bé bị suy thận, thì khoảng cách tối thiểu giữa các lần dùng là 8 tiếng.

- Ibuprofen

Ibuprofen là loại thuốc được đánh giá là có tác dụng hạ sốt mạnh và lâu hơn Paracetamol. Tuy nhiên, Ibuprofen lại có mức độ đánh giá an toàn thấp hơn so với Paracetamol, bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ hơn. Vì vậy, loại thuốc này chỉ được khuyến cáo sử dụng cho trẻ khi mà có chỉ định của bác sĩ.

Một số trường hợp được khuyến cáo không được dùng Ibuprofen để hạ sốt:

  • Trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

  • Trẻ bị sốt do bị sốt xuất huyết.

  • Trẻ dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và hoặc các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khác.

  • Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản co thắt.

  • Trẻ bị rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan, suy thận.

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Giữa 2 loại thuốc hạ sốt này, thì Paracetamol được các chuyên gia đánh giá là loại thuốc giúp hạ sốt an toàn hơn và được sử dụng nhiều hơn so với Ibuprofen. Thuốc hạ sốt Ibuprofen mặc dù có tác dụng mạnh hơn nhưng lại có nhiều tác dụng phụ, vì thế chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, khi có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Ngoài 2 loại thuốc hạ sốt ở trên thì còn 1 loại khác nữa chính là Aspirin. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, Aspirin được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng ngoài ý muốn. Đặc biệt, nó sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ gặp phải hội chứng Reye khi mẹ cho trẻ bị sốt do nhiễm virus sử dụng. Hội chứng Reye có thể gây ra tổn thương gan, não, nguy hiểm hơn có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Cách sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ

Như đã nói ở trên, Paracetamol được đánh giá an toàn hơn so với Ibuprofen, vì thế Paracetamol thường được sử dụng để hạ sốt cho trẻ nhiều hơn. Vậy nên, chúng tôi sẽ mách bạn cách sử dụng Paracetamol sao cho an toàn và hiệu quả.

Hiện nay, để trẻ dễ uống hơn, hay để có những lựa chọn phù hợp trong từng hoàn cảnh mà Paracetamol đã được bào chế ở rất nhiều hình thức như bột pha uống, siro, viên đặt (viên đạn). Cụ thể cách dùng cho từng dạng bào chế của Paracetamol như sau:

- Dạng bột uống:

Nắm bắt được tâm lý trẻ nhỏ là sợ uống các loại thuốc có vị đắng. Vì thế, để trẻ hợp tác hơn trong việc uống thuốc thì các dạng uống của Paracetamol thường có vị ngọt và có mùi thơm của các loại trái cây như cam, chanh, dâu,…

Các hàm lượng phổ biến ở dạng bột là 80mg, 150mg, 250mg.

Cách sử dụng dạng bột khá đơn giản: Cha mẹ chỉ cần pha thuốc với lượng nước đun sôi để nguội phù hợp và cho bé uống là được. Thuốc sau khi hòa tan và sử dụng sẽ được dạ dày hấp thu nhanh chóng và đi vào máu sau khoảng 15-30 phút.

Liều lượng: Tùy thuộc vào chỉ số cân nặng của trẻ mà sẽ có liều lượng phù hợp khác nhau. Liều thường được khuyến cáo là 10 - 15mg/kg/lần và liều tối đa là 60mg/kg/ngày.

Cách dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho bé an toàn, hiệu quả

Cách dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho bé an toàn, hiệu quả

- Dạng siro:

Dạng siro được đánh giá là tiện dụng hơn dạng bột uống. Cũng như ở dạng bột thì, ưu điểm của Paracetamol khi được bào chế ở dạng siro đó là cũng có vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn từ các loại quả nên rất dễ uống. Đặc biệt, ở dạng siro thì cha mẹ không cần phải tiến hành pha với nước mà có thể cho trẻ dùng trực tiếp luôn.

Liều dùng của Paracetamol dạng siro cũng tương tự như ở dạng bột pha uống. Các hàm lượng thông dùng của Paracetamol dạng siro là 80mg/5ml, 150mg/5ml hay 250mg/5ml.

- Dạng viên đạn:

Dạng viên đạn hay dễ hiểu hơn và viên đặt hậu môn. Mặc dù dạng viên đạn này sẽ có hiệu quả hạ sốt chậm hơn so với 2 dạng siro và bột (chậm hơn khoảng 15-20 phút). Nhưng nó lại rất thích hợp sử dụng cho các trường hợp trẻ bị sốt, nôn nhiều, sốt cao có thể có co giật, trẻ không thể tự uống thuốc do quá mệt hay do quá nhỏ. Ở dạng bào chế này Paracetamol thường có hàm lượng là 80mg, 150mg và 300mg.

Cách sử dụng dạng viên đạn:

  • Paracetamol dạng viên đạn hàm lượng 80mg: Hàm lượng này sẽ phù hợp sử dụng cho trẻ có cân nặng từ 4-6kg.

  • Paracetamol dạng viên đạn hàm lượng 150mg: Hàm lượng này sẽ phù hợp sử dụng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg.

  • Paracetamol dạng viên đạn hàm lượng 300mg: Hàm lượng này sẽ phù hợp sử dụng cho trẻ có cân nặng từ 13-24kg.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là: Trong nhà lúc nào cũng nên có sẵn cả 2 dạng hạ sốt là đặt và uống để có thể có được sự lựa chọn phù hợp và xử lý kịp thời khi trẻ bị sốt bất ngờ, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi tới 6 tuổi..

Đối với trẻ nhỏ, thuốc hạ sốt là một loại thuốc thường xuyên cần dùng đến, bởi vậy các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc dùng thuốc để có thể biết cách sử dụng thuốc hạ sốt cho bé an toàn mà vẫn có hiệu quả. 

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ