Giải đáp băn khoăn: Sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

     Sốt là hiện tượng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ nhỏ cho tới người lớn. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để bị sốt quá cao và không hạ sốt kịp thời. Tuy nhiên, không vì thế mà hình thành thói quen cứ lúc nào bị sốt cũng phải uống thuốc hạ sốt. Nên dùng thuốc hạ sốt một cách đúng đắn, cần biết lúc nào nên uống và lúc nào không nên uống. Vậy, sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết này nhé!

Sốt cao là bao nhiêu độ?

Tùy vào từng độ tuổi mà sẽ có cách nhận định sốt cao khác nhau. Cụ thể cách nhận định sốt cao ở từng trường hợp như sau:

Trẻ em sốt bao nhiêu độ là cao?

Các cơn sốt ở trẻ em thường nghiêm trọng và được quan tâm hơn, bởi cơ thể của trẻ còn non nớt rất dễ bị tổn thương khi bị sốt cao, đặc biệt nếu để bị sốt cao quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu và gây ra những hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ nên chú ý cho trẻ bé đi thăm khám ngay khi nhận thấy trẻ sốt rất cao trên 40 độ C, trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, bị sốt cao trên 38.5 độ C, hoặc trẻ em sốt 38.5 độ C có kèm theo những biểu hiện dưới đây:

  • Xuất hiện tình trạng khó thở, thở nhanh, buồn nôn, đau nhức toàn thân.

  • Bị co giật, mê sảng, ngủ li bì.

  • Có biểu hiện phát ban trên da.

  • Bị tiêu chảy, phân có lẫn máu.

  • Trẻ chán ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều, không còn chơi đùa, chạy nhảy như bình thường.

Người lớn sốt bao nhiêu độ là cao?

Mặc dù hệ miễn dịch và sức đề kháng của người trưởng thành hoạt động tốt hơn so với trẻ nhỏ rất nhiều. Nhưng khi bị sốt cao kéo dài quá lâu mà không điều trị kịp thời cũng có thể gây ra hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Người lớn được cho là sốt cao và cần sự hỗ trợ của bác sĩ khi:

  • Bị sốt cao trên 38.5 độ C, nhưng mãi không thuyên giảm dù cho đã dùng thuốc hạ sốt, kết hợp với nhiều phương pháp vật lý.

  • Sốt cao trên 2 ngày không có dấu hiệu cho thấy sẽ hồi phục.

  • Nhiệt độ cơ thể rất cao từ 41 độ C.

  • Bị nghi ngờ sốt do mắc bệnh tim, phổi.

  • Sốt kèm đau rát họng mà không rõ nguyên nhân do đâu.

  • Sốt kèm phát ban da, hoặc xuất hiện các vết bầm tím bất thường trên cơ thể.

Người lớn sốt bao nhiêu độ là cao?

Như vậy, cả trẻ em và người lớn đều được cho là sốt cao khi nhiệt độ của cơ thể từ 38,5 độ C trở nên. Đồng thời cần đưa tới bệnh viện để  khám và điều trị khi mà xảy ra sốt kèm theo các biểu hiện bất thường.

Vậy, bé sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? Người lớn sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Thần Kinh TAP sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, hãy theo dõi nội dung tiếp theo ở dưới đây nhé!

Sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Đối với các trường hợp bị sốt nhẹ, người bệnh chưa cần sử dụng thuốc ngay. Tuy nhiên, khi bị sốt ở một mức nhiệt độ được cho là cao thì người bệnh cần phải dùng các loại thuốc hạ sốt để cải thiện, giảm nhanh các cơn sốt. Cụ thể:

Người lớn sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Người lớn được khuyến cáo nên sử dụng thuốc hạ sốt khi mà bị sốt từ 39 độ C trở lên.

Top các loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng cho người lớn là các loại thuốc có thành phần paracetamol, clorpheniramin maleat, phenylephrin HCL, Tramadol, Aspirin như: Panadol, Efferalgan, Tiffy, Coldacmin, Pabemin, Yuraf, Biragan, E – cox,...

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Chúng tôi biết rằng, nhiều bậc phụ huynh luôn thắc mắc rằng trẻ sốt bao nhiêu độ mới được sử dụng các loại thuốc hạ sốt? Thì câu trả lời chính là, trẻ khi sốt từ 38,5 độ C trở lên thì nên sử dụng các loại thuốc hạ sốt. Bởi, đối với trẻ, thì sốt thường là biểu hiện cho thấy cơ thể trẻ đã có phản ứng, và đang sản sinh ra vi khuẩn có lợi để chống lại các tác nhân gây bệnh. Thêm nữa, thuốc hạ sốt không phải là chất làm mát cơ thể, mà thực tế, nó chỉ giúp giảm bớt sự mệt mỏi, khó chịu của cơ thể.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Trẻ chỉ nên dùng thuốc khi sốt trên 38,5 độ C

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Trẻ chỉ nên dùng thuốc khi sốt trên 38,5 độ C

Một lời khuyên cho ba mẹ khi sử dụng thuốc hạ sốt cho con nhỏ: Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng khi chưa có sự đảm bảo an toàn cho bé, cũng như khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng thuốc, cần dùng đúng và đủ liều được khuyến cáo, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng.

Đối với các trường hợp đặc biệt, khi trẻ đã sốt cao hoặc rất cao, dao động trong khoảng 39 - 40 độ C, thì ba mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh để xuất hiện các cơn co giật.

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Cũng tương tự như trẻ nhỏ, thì trẻ sơ sinh khi sốt từ 38.5 độ C trở lên sẽ cần tới sự trợ giúp của các loại thuốc hạ sốt, kèm sử dụng các phương pháp hạ sốt tự nhiên. Nếu quan sát thấy trẻ không đáp ứng với loại thuốc đang dùng hoặc bệnh có biểu hiện nghiêm trọng hơn thì cần phải đưa bé tới bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm >>> Mạch mẹ: 8 cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng tại nhà

Nên làm gì khi bị sốt nhẹ?

Với những trường hợp sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, thì chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt mà thay vào đó bạn có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên như:

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể hơn

Sốt khiến cơ thể bị mất nước khá nhiều, vì vậy việc bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết phải làm. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, sẽ giúp thân nhiệt của cơ thể được làm dịu nhanh chóng.

Chườm khăn mát lên trán

Phương pháp này sẽ giúp làm dịu thân nhiệt tức thời, tuy nhiên nó cũng khá hữu ích cho các cơn sốt nhẹ. Cách làm này thường sử dụng cho các trường hợp sốt nhẹ do các yếu tố bên ngoài gây ra như bị sốc nhiệt, phải ở ngoài môi trường nắng nóng quá lâu,...

Bổ sung Vitamin C cho cơ thể

Vitamin C là thành phần giúp tăng cường đề kháng và miễn dịch rất tốt. Vì thế, khi bị sốt nên bổ sung vitamin C cho cơ thể để giúp hỗ trợ đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Bạn có thể lựa chọn bổ sung bằng các chế phẩm dược phẩm, hoặc qua các thực phẩm tự nhiên như cam, bưởi, kiwi,...

Tắm bằng nước ấm

Đây cũng là 1 trong những phương pháp giúp giảm đau và hạ sốt nhanh chóng dành cho người lớn. Tắm giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, sạch sẽ hơn rất nhiều.

Tham khảo >>> Mách bạn: Top 11 cách hạ sốt nhanh tại nhà an toàn và hiệu quả

Sai lầm phổ biến khi tiến hành hạ sốt nhanh tại nhà

Khi tiến hành hạ sốt nhanh tại nhà, bạn cần lưu ý, tránh mắc phải những sai lầm sau đây:

  • Tự ý sử dụng và kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt giảm đau với nhau: Việc làm này có thể khiến người bệnh bị quá liều hoặc gặp phải các tác dụng ngoài ý muốn.

  • Đắp chăn quá ấm, mặc quá nhiều áo: Việc này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, không thể tỏa nhiệt ra bên ngoài, sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp nhiều phương pháp hạ sốt cùng 1 lúc, ví dụ: Vừa sử dụng thuốc hạ sốt, vừa ngâm mình bằng nước ấm,...: Việc này sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột, gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.

  • Chườm lạnh bằng túi nước đá: Đây là một việc làm và quan niệm quá sai lầm trong việc hạ sốt, chườm đá sẽ khiến cho mạch bị co và không thể thoát nhiệt ra ngoài qua lỗ chân lông. Không những không thể giảm sốt mà còn khiến người bệnh bị phỏng lạnh.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?”. Khi bị sốt, bạn không nên chủ quan mà hãy theo dõi biểu hiện để sớm có các biện pháp xử lý cũng như sớm đưa bệnh nhân tới bệnh viện để điều trị (nếu cần).

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ