Giải đáp: Liệu tâm thần phân liệt có chữa được không?
"Tâm thần phân liệt có chữa được không?" Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đối mặt với căn bệnh tâm thần phức tạp này. Bệnh tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mà bệnh nhân thường xuyên trải qua những trạng thái suy nghĩ, cảm xúc, hành vi rất khác thường và mất liên lạc với thực tế. Đây là một trong những bệnh tâm thần nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân và gia đình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh tâm thần phân liệt và khám phá các phương pháp chữa trị hiện có để giúp trả lời câu hỏi “Bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi được không”
Bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một trong những loại bệnh tâm thần nặng, thường xuất hiện một cách chậm rãi và kéo dài trong thời gian dài. Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện dần dần mà không bị nhận ra, hoặc xuất hiện đột ngột với những triệu chứng rõ ràng. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức, cảm xúc, hành vi, khả năng học tập, làm việc, và tương tác xã hội của bệnh nhân. Nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời, triệu chứng âm tính và dương tính của bệnh có thể khiến bệnh nhân trở nên cô đơn, khó hòa nhập với cộng đồng và gây áp lực cho gia đình và xã hội.
Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt rất đa dạng và phức tạp, chủ yếu được chia thành hai loại là triệu chứng âm tính và triệu chứng dương tính. Triệu chứng âm tính là các dấu hiệu của sự suy thoái và mất tính toàn vẹn của hoạt động tâm thần, bao gồm suy nghĩ chậm chạp, đơn điệu, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm giác vô hồn và hành động thụ động. Trong khi đó, triệu chứng dương tính là các dấu hiệu xuất hiện trong quá trình bệnh, bao gồm suy nghĩ nhanh, nói nhiều, nói những câu vô nghĩa, ảo tưởng, ảo giác, hoang tưởng và rối loạn hành vi.
Bệnh tâm thần phân liệt thường khởi phát ở độ tuổi từ 18 đến 28, với những người có nguy cơ cao bao gồm những người sống cô độc, sử dụng chất kích thích, bị khuyết tật khả năng nghe nhìn, bị stress trong thời gian dài, và có tiền sử gia đình bị tâm thần phân liệt. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân và người xung quanh.
>>> Xem thêm: Phân tâm trí - Khám phá sâu vào thế giới của bệnh tâm thần phân liệt
Căn bệnh này thường xuất hiện chậm rãi trong một thời gian dài
Bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi được không?
“Bệnh tâm thần có chữa được không” hay “Bệnh thần kinh phân liệt có chữa khỏi được không” luôn là câu hỏi của đa số người bệnh khi đứng trước căn bệnh này và không biết đối mặt ra sao. Trước đây, tâm thần phân liệt được coi là một bệnh nội sinh không có nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tâm thần phân liệt, từ các rối loạn trong cơ chế dẫn truyền thần kinh, biến đổi gen, yếu tố miễn dịch, nhiễm virus, cho đến các yếu tố tâm lý và tôn giáo, chuyển hóa, nhiễm độc và bất thường về cấu trúc não. Những phát hiện mới này đã mở ra những cách tiếp cận và phương pháp điều trị mới cho bệnh tâm thần phân liệt, tạo ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân.
Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời với các liệu pháp phù hợp, người bệnh tâm thần phân liệt có nhiều cơ hội để thuyên giảm bệnh và có thể khỏi hoàn toàn. Các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy rằng, với điều trị đúng đắn, kết hợp nhiều phương pháp điều trị và duy trì liên tục trong ít nhất 5 năm, tỉ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 50%.
Để điều trị rối loạn tâm thần phân liệt, việc kết hợp các phương pháp trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động, phục hồi chức năng và sử dụng thuốc là rất cần thiết. Thuốc là một yếu tố quan trọng để làm dịu các triệu chứng như hưng phấn, kích động, loạn thần, hoang tưởng, ảo giác,... Các loại thuốc chống loạn thần bao gồm những thuốc cổ điển như Aminazine, Haloperidol, Tisercin, cũng như những thuốc mới như Risperidone, Olanzapin, Chlozapin. Các loại thuốc chống loạn thần mới có ít tác dụng phụ, mang lại hiệu quả tốt đối với nhận thức của bệnh nhân. Ngoài ra, còn có các loại thuốc chống loạn thần tác dụng kéo dài, thích hợp cho những bệnh nhân không chịu uống thuốc hàng ngày, như Haldol decanoate, Fluphenazine decanoate,...
“Tâm thần phân liệt có chữa được không” không chỉ phụ thuộc vào bác sĩ tâm thần mà còn phụ thuộc rất lớn vào người thân trong gia đình và cộng đồng xung quanh người bệnh. Người thân trong gia đình cần đôn đốc, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng, uống thuốc đều đặn. Ngoài ra, người chăm sóc cần theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân, thông báo với bác sĩ khi tái khám để bác sĩ điều chỉnh liều cho phù hợp.
Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc hoặc dấu hiệu tái phát bệnh, cần đưa bệnh nhân đi khám để được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, không nên cho bệnh nhân sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ma túy vì những chất này có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa tâm thần phân liệt và dẫn đến nguy cơ tái phát bệnh.
Các người chăm sóc cũng cần hướng dẫn người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân và làm một số công việc đơn giản trong nhà như dọn dẹp, gấp chăn màn,... để giúp họ giữ được tính tự chăm sóc bản thân và cảm thấy có ích. Tạo điều kiện cho người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện, các hoạt động của gia đình để giúp họ cảm thấy thoải mái và được tin tưởng.
Ngoài ra, cộng đồng cần có sự quan tâm, giúp đỡ, thông cảm và đối xử tốt với người bệnh. Giúp người bệnh tham gia vào những hoạt động tập thể, tạo cho họ cảm giác thoải mái và được chấp nhận trong xã hội.
Bệnh thần kinh phân liệt có thể chữa khỏi nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
Địa chỉ khám tâm thần phân liệt tốt ở Hà Nội
Theo các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lý cho rằng, bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh tâm thần phân liệt cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng tâm thần phân liệt như tự tử, hành vi tự hủy hoại, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện,…. Do đó, nếu có dấu hiệu tâm thần phân liệt, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở các bệnh viện lớn như bệnh viện thần kinh Trung Ương hay bệnh viện tâm thần Trung Ương để tránh các biến chứng nghiêm trọng
Khi nghi ngờ mắc tâm thần phân liệt, bệnh nhân cần phải đi khám để theo dõi tiến triển bệnh và điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể tham khảo các địa chỉ khám sau đây
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (Ngõ 467 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội)
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, một trong những cơ sở chuyên khoa tâm thần hàng đầu tại Hà Nội, nổi tiếng với quy mô rộng rãi và khả năng khám chữa trị hiệu quả các loại bệnh tâm thần, trong đó có tâm thần phân liệt.
Tại đây, bệnh nhân tâm thần phân liệt được chăm sóc và điều trị tận tình cả trong và ngoài viện, với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đầy đủ. Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cam kết mang lại cho bệnh nhân sự chăm sóc tốt nhất và giúp họ phục hồi sức khỏe một cách toàn diện.
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là cơ sở chuyên khoa tâm thần hàng đầu tại Hà Nội
Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội)
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là một trong những bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương hàng đầu, chuyên về khám và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bệnh viện có thể khám và điều trị hiệu quả các trường hợp bệnh nhân tâm thần phân liệt từ nhẹ đến nặng.
Các thiết bị hỗ trợ tại bệnh viện đầy đủ và được cập nhật thường xuyên để hỗ trợ tối đa cho quá trình khám và điều trị của bệnh nhân. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cam kết mang lại cho bệnh nhân sự chăm sóc tốt nhất và giúp họ phục hồi sức khỏe một cách toàn diện.
Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I là bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung Ương hàng đầu
Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội)
Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai là tuyến đầu của cả nước trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt. Với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành về sức khỏe tinh thần, bệnh viện đã xây dựng được một thương hiệu uy tín trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tại đây được đào tạo chuyên sâu, nhiều người đã có kinh nghiệm tu nghiệp và nghiên cứu tại các nước phát triển trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các chứng bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần.
Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị thăm khám hiện đại, cùng với các thiết bị hỗ trợ điều trị, giúp cho quá trình khám và điều trị được diễn ra một cách hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Đây là một trong những địa chỉ khám chữa tâm thần phân liệt uy tín và được nhiều người tin tưởng.
Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai là tuyến đầu của cả nước trong lĩnh vực tâm thần
“Tâm thần phân liệt có chữa được không”, câu trả lời là Có! Tuy nhiên đây sẽ là một quá trình không hề đơn giản và có thể đòi hỏi thời gian dài. Hiện nay, y học phát triển kết hợp với các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý học đã giúp nhiều người sống với bệnh tâm thần phân liệt một cách khá ổn định. Tuy nhiên, việc chữa trị bệnh tâm thần phân liệt đòi hỏi sự chăm sóc và hỗ trợ liên tục từ các chuyên gia y tế và gia đình. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang mắc bệnh tâm thần phân liệt, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tâm thần và các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ và điều trị thích hợp.
Thư giãn cùng hương vị trà tim sen: Cách pha trà tim sen trị mất ngủ
Trà tim sen có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt và cách pha trà tim sen trị mất ngủ lại vô cùng đơn giản. Dưới đây TAP sẽ hướng dẫn bạn cách pha trà tim sen trị mất ngủ
Chi tiếtBật mí những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất
Nếu bạn đang muốn tìm những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất thì bài viết sau là dành cho bạn. TAP sẽ bật mí những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất để bạn tham khảo nhé!
Chi tiếtKhông còn thức trắng với những cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh
Nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh hiệu quả thì hãy để TAP giúp bạn không còn thức trắng với cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh dưới đây
Chi tiếtUống trà Atiso có mất ngủ không? Tìm hiểu sự liên kết giữa trà Atiso và giấc ngủ
Nhiều người thắc mắc rằng liệu trà Atiso có mất ngủ không. Cùng tìm hiểu xem liệu trà Atiso có mất ngủ hay không hay chính là một lựa chọn tốt cho giấc ngủ nhé!
Chi tiếtNhững bí quyết uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ hiệu quả
Saffron hay nhụy hoa nghệ tây được nghiên cứu rằng có thể chữa bệnh mất ngủ. Hãy cùng TAP khám phá những bí quyết uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ hiệu quả nhé!
Chi tiếtTop 8 những loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay
Bạn có đang tìm hiểu về những loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay? Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu về những loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay và cách sử dụng chúng.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này