Các loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến hiện nay và lưu ý khi sử dụng
Đau bụng kinh là tình trạng thường xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đau bụng kinh xuất phát ở vùng bụng dưới, sau đó có thể lan ra vùng thắt lưng. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có mức độ đau nặng nhẹ khác nhau. Có rất nhiều trường hợp bị đau rất nghiêm trọng và phải sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh. Song, khi dùng thuốc cần lưu ý, chỉ nên sử dụng khi đã biết rõ nguyên nhân và khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả hay không?
Đau bụng kinh còn có tên gọi khác là thống kinh đa phần đều ở mức độ nhẹ và vừa, các cơn đau thường qua rất nhanh và không kéo dài. Với những trường hợp này, bạn có thể dùng các biện pháp hỗ trợ không cần sử dụng tới thuốc như: chườm ấm, nghỉ ngơi,…
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bị đau dữ dội và các cơn đau kéo dài mãi không thấy cải thiện. Với trường hợp này thì việc sử dụng thuốc để hỗ trợ làm giảm các cơn đau là điều cần thiết. Cơ chế giảm đau của thuốc được thể hiện thông qua các tác dụng sau:
-
Tác dụng làm giãn cơ tử cung: Các cơn co thắt trong kỳ kinh (để đẩy lớp niêm mạc tử cung đã bong ra ra ngoài) chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bụng kinh. Các loại thuốc hỗ trợ giảm đau bụng kinh sẽ giúp làm giãn cơ tử cung, cải thiện tình trạng co thắt đột ngột, từ đây sẽ giúp các cơn đau được cải thiện nhanh chóng.
-
Ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin: Prostaglandin là chất, cũng là nguyên nhân gây ra những cơn co thắt tử cung vào chu kỳ kinh. Các loại thuốc ức chế Prostaglandin cũng sẽ hỗ trợ cải thiện các cơn đau khi đến kỳ “rụng dâu” rất tốt.
Với những công dụng mà thuốc thuốc trị đau bụng kinh mang lại ở trên, thì thuốc giảm đau bụng kinh thực sự có hiệu quả và có tác dụng giảm các cơn đau bụng kinh nguyên phát khá nhanh. Các nhóm thuốc giúp giảm các cơn đau bụng kinh phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:
-
Nhóm thuốc chống co thắt hướng cơ: Nhóm thuốc này bao gồm các hoạt chất như alverin, drotaverine, dipropylene.
-
Nhóm thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: Bao gồm các thành phần progesteron, estrogen, lynestrenol, dydrogesterone.
-
Nhóm thuốc ức chế prostaglandin hay thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này thích hợp sử dụng cho những chị em chưa quan hệ tình dục.
Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả hay không?
Lưu ý, thuốc giúp giảm các cơn đau bụng kinh sẽ không mang lại công dụng tối đa với các trường hợp đau bụng kinh nghiêm trọng có kèm theo các bệnh như: viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng qua đường tình dục, u xơ tử cung,...
Ngoài ra, khi bị đau bụng kinh thứ phát, đã dùng thuốc hay nhiều cách khác nhau mà các cơn đau vẫn không thuyên giảm, thì bạn nên đi khám sớm để có thể tìm ra nguyên nhân gây đau và điều trị sớm.
Vậy, bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì? Cùng Thần Kinh TAP điểm mặt các loại thuốc giúp giảm các cơn đau bụng kinh phố biến hiện nay.
Xem thêm >>> Giải đáp: Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
Các loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến hiện nay
Dau bụng kinh uống thuốc gì? Các loại thuốc giúp giảm các cơn đau bụng kinh phổ biến trên thị trường dược phẩm, thuộc các nhóm thuốc ở trên bao gồm:
1. Thuốc đau bụng kinh Cataflam
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam hay còn được gọi nhiều dưới cái tên thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng, là loại thuốc thuộc nhóm giảm không không chứa Steroid. Thuốc có thành phần chính là Diclofenac Kali, thường được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng thuốc đau bụng kinh màu hồng trong thời gian dài, vì có thể sẽ gặp phải các tác dụng ngoài ý muốn như: cảm thấy buồn nôn, bị tiêu chảy, tăng men gan, suy giảm chức năng thận, đau vùng thượng vị,…
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không sử dụng Cataflam cho trẻ dưới 14 tuổi và không dùng đồng thời với các loại thuốc chống đông máu hay các thuốc chống viêm không Steroid khác, bởi dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam
2. Thuốc trị đau bụng kinh Mefenamic acid
Cũng giống như thuốc Cataflam, Mefenamic acid thuộc nhóm thuốc giảm đau không steroid. Mefenamic acid được dùng để làm giảm tình trạng đau bụng kinh, thuốc đem lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng sử dụng thuốc thường xuyên, kéo dài trên 1 tuần. Vì nếu lạm dụng có thể sẽ gặp phải các phản ứng không mong muốn như bị mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,…
Thêm nữa, thuốc cũng không được sử dụng cho người bị hoặc có tiền sử động kinh, người đang uống thuốc chống đông, đang uống các loại thuốc chống viêm không steroid khác.
3. Thuốc chữa đau bụng kinh Alverin
Alverin có thành phần Alverin citrat có công dụng hướng cơ làm suy giảm các cơn co thắt tử cung (nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng kinh ở thời điểm trước và trong chu kỳ kinh). Thuốc Alverin được dùng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng cho người bị huyết áp thấp.
4. Thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai là loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và phổ biến. Ngoài tác dụng giúp ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung (tránh thai) giúp các cặp đôi quan hệ tình dục an toàn và sinh đẻ có kế hoạch, thì thuốc còn giúp ổn định hormone, làm giảm sản sinh prostaglandin, từ đây sẽ giúp cải thiện các cơn đau bụng khi tới kỳ kinh.
Phương pháp làm này có hiệu quả giảm đau tới 90%. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra 1 số tác dụng ngoài ý muốn như: buồn nôn, đau đầu, thay đổi tâm trạng, đau ngực, giữ nước dẫn đến tăng cân,…
Mặc dù, các loại thuốc giảm đau có công dụng điều hòa hormone, giảm co thắt sẽ giảm đau chậm hơn so với thuốc giảm đau không Steroid nhưng lại an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn.
Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng thuốc, cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cũng như nhận được những lời khuyên có ích.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh
Đa phần các trường hợp đau bụng kinh đều đáp ứng với các loại thuốc giảm đau bụng kinh. Vì thế nếu đã dùng thuốc mà k thấy các cơn đau thuyên giảm thì tốt nhất nên đi khám để tìm ra nguyên nhân xem liệu có phải là do bị bệnh vùng kín, sinh sản,... gây ra hay không để lựa chọn cách điều trị phù hợp.
Ngoài việc sử dụng thuốc, thì bạn cũng nên chú ý thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh hơn để nâng cao sức khỏe, cũng giúp cho hệ nội tiết được cân bằng, các cơn đau từ đó cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh, hỗ trợ cải thiện đau bụng kinh lâu dài:
-
Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày dành ra 20 - 30 phút vừa giúp giữ gìn vóc dáng mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh.
-
Xây dựng quy trình làm việc, nghỉ ngơi,... hợp lý. Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể như Vitamin A, E, B6, C, sắt, Magie, Vitamin B12,…
Qua bài viết này bạn cũng đã biết thuốc uống giảm đau bụng kinh, thuốc chống đau bụng kinh phổ biến hiện nay là gì, và cũng đã biết thuốc giảm đau bụng kinh thực sự có hiệu quả hay không rồi. Tuy nhiên, một lần nữa Thần Kinh TAP xin nhắc nhở bạn rằng, không nên tự ý dùng các loại thuốc giúp giảm đau bụng kinh mà nên sử dụng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất thuốc để tránh gây hại cho cơ thể.
Thư giãn cùng hương vị trà tim sen: Cách pha trà tim sen trị mất ngủ
Trà tim sen có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt và cách pha trà tim sen trị mất ngủ lại vô cùng đơn giản. Dưới đây TAP sẽ hướng dẫn bạn cách pha trà tim sen trị mất ngủ
Chi tiếtBật mí những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất
Nếu bạn đang muốn tìm những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất thì bài viết sau là dành cho bạn. TAP sẽ bật mí những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất để bạn tham khảo nhé!
Chi tiếtKhông còn thức trắng với những cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh
Nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh hiệu quả thì hãy để TAP giúp bạn không còn thức trắng với cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh dưới đây
Chi tiếtUống trà Atiso có mất ngủ không? Tìm hiểu sự liên kết giữa trà Atiso và giấc ngủ
Nhiều người thắc mắc rằng liệu trà Atiso có mất ngủ không. Cùng tìm hiểu xem liệu trà Atiso có mất ngủ hay không hay chính là một lựa chọn tốt cho giấc ngủ nhé!
Chi tiếtNhững bí quyết uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ hiệu quả
Saffron hay nhụy hoa nghệ tây được nghiên cứu rằng có thể chữa bệnh mất ngủ. Hãy cùng TAP khám phá những bí quyết uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ hiệu quả nhé!
Chi tiếtTop 8 những loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay
Bạn có đang tìm hiểu về những loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay? Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu về những loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay và cách sử dụng chúng.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này