Hasancor 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg).

Giá thành có thể biến động lên xuống tùy thời điểm.


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-06-14 14:01:21

Thông tin dược phẩm

Số đăng ký:
VD-34472-20
Xuất xứ:
Việt Nam
Dạng bào chế:
Viên nén
Quy cách đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Hạn dùng:
36 tháng

Video

Hasancor 5 là thuốc điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực ổn định mạn tính và suy tim hiệu quả. Thuốc được sản bào chế và sản xuất bởi các chuyên gia Công ty TNHH liên doanh Hasan - Dermapharm dưới dạng viên nén bao phim, thuận tiện sử dụng đường uống. Hasancor 5 được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-21527-14. 

Thành phần

  •  Bisoprolol fumarate 5mg.

Công dụng 

Thuốc Hasancor 5 được chỉ định trong trường hợp:

  • Tăng huyết áp.

  • Đau thắt ngực thể ổn định mạn tính.

  • Suy tim mạn tính ổn định đi kèm tâm thu thất trái giảm chức năng kết hợp với các , thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển và các Glycosides tim.

Đối tượng sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng và cách dùng:

  • Liều dùng:

    • Trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực

      • Liều thông thường: uống liều duy nhất từ 5 – 10 mg/ ngày.

      • Liều tối đa: 20 mg/ ngày. 

      • Không cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan và thận từ nhẹ đến vừa. Liều khởi đầu có thể là 2,5 mg/ ngày và lưu ý điều chỉnh liều cho phù hợp. Liều của Bisoprolol fumarate không được vượt quá 10 mg/ ngày đối với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 20 ml/ min) hoặc rối loạn chức năng gan nghiêm trọng. 

    • Trong điều trị suy tim

      • Liều khởi đầu: uống liều duy nhất 1,25 mg/ ngày. Nếu dung nạp thuốc, có thể tăng liều lên gấp đôi sau 1 tuần, và tăng liều dần dần trong khoảng từ 1-4 tuần đến liều tối đa mà bệnh nhân có thể dung nạp được nhưng không nên vượt quá 10 mg/ ngày.  

      • Không cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân lớn tuổi trừ trường hợp bị rối loạn chức năng gan và thận đáng kể.

  • Cách dùng:

    • Lấy một cốc nước uống đun sôi để nguội đủ để nuốt trôi số lượng viên thuốc Hasancor 5 theo liều dùng đã được chỉ định riêng.

    • Có thể dùng lúc đói hoặc no. Tuyệt đối không bẻ viên thuốc, nhai hay cắn nát thuốc

Chống chỉ định

Thuốc Hasancor 5 chống chỉ định cho các trường hợp dưới đây:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 

  • Sốc do tim, suy tim cấp, suy tim chưa kiểm soát được bằng điều trị nền, suy tim độ III nặng hoặc độ IV, blốc nhĩ - thất độ hai hoặc ba, và nhịp tim chậm xoang (dưới 60/phút trước khi điều trị), nút xoang có vấn đề. 

  • Hội chứng Reynaud nặng, u tuỷ thượng thận (u tế bào ưa crôm) khi chưa được điều trị

Tác dụng phụ

  • Hiếm gặp

    • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Ác mộng, ảo giác.

    • Gan: Tăng men gan (ALAT, ASAT), viêm gan.

    • Da: Phản ứng nhạy cảm (ngứa, đỏ bừng mặt hoặc các vị trí khác, phát ban).

    • Chuyển hóa: Tăng Triglyceride, hạ đường huyết.

    • Tiết niệu - sinh dục: Rối loạn khả năng tình dục.

    • Mắt: Giảm lượng nước mắt (cân nhắc nếu bệnh nhân dùng thủy tinh thể nhân tạo).

    • Tai mũi họng: Giảm thính lực, viêm mũi dị ứng.

    • Trường hợp riêng lẻ

    • Mắt: Viêm kết mạc.

    • Rối loạn hệ miễn dịch: Test kháng thể kháng nhân dương tính với các triệu chứng lâm sàng đặc biệt, như hội chứng lupus, những biểu hiện này biến mất khi ngưng thuốc.

    • Da: Beta - blockers có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến hoặc gây phát ban dạng vảy nến, chứng rụng lông tóc

  • Ít gặp

    • Rối loạn toàn thân: Yếu cơ và co cứng cơ, bệnh khớp.

    • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.

    • Tuần hoàn: Nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (chậm dẫn truyền nhĩ thất hoặc làm nặng hơn block nhĩ thất đã tồn tại) suy tim trở nặng, hạ huyết áp tư thế.

    • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản hoặc tiền sử mắc bệnh tắc nghẽn đường thở.

  • Thường gặp

    • Tuần hoàn: Cảm giác lạnh hoặc tê cóng ở đầu chi, hội chứng Raynaud, chứng khập khiễng cách hồi.

    • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng dưới, táo bón.

    • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu (đặc biệt khi bắt đầu điều trị, hầu hết là nhẹ và biến mất sau 1 - 2 tuần).

Cảnh báo khi sử dụng.

  • Nguy cơ phản ứng phản vệ, trong khi sử dụng các thuốc chẹn beta người bệnh có bệnh sử phản ứng phản vệ nặng với các dị nguyên khác nhau có thể phản ứng mạnh hơn với việc sử dụng thuốc nhắc lại, do tình cờ, do chẩn đoán hoặc do điều trị. Những người bệnh như vậy có thể không đáp ứng với các liều epinephrin thường dùng để điều trị các phản ứng dị ứng.

  • Nếu lỡ quên một liều: Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần tới giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó và tiếp tục lịch trình dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.

  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị suy tim, phế quản bị co thắt, bệnh nhân sắp phẫu thuật, gây mê; bệnh nhân đái tháo đường, nhiễm độc tuyến giáp. 

  • Thận trọng khi sử dụng telmisartan cho bệnh nhân tiểu đường được điều trị bang insulin hoặc thuốc chống đái tháo đường khác vì làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, cần theo dõi đường huyết chặt chẽ ở những bệnh nhân này. Có thể cân nhắc điều chỉnh liều insulin hoặc các thuốc trị đái tháo đường.

  • Các thuốc tác động đến hệ renin - angiotensin - aldosteron, như telmisartan có thể gây tăng kali huyết, đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, tiểu đường hoặc đang điều trị với các thuốc làm tăng kali huyết khác (thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc ức chế ACE, thuốc kháng viêm không steroid,...), cần theo dõi nồng độ kali huyết ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

  • Giống như các thuốc ức chế men chuyển angiotensin, telmisartan và các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin khác có tác dụng hạ huyết áp kém rõ rệt ở người da đen so với những người có màu da khác. Có thể do trong cơ thể người da đen bị cao huyết áp có lượng renin thấp hơn.

  • Giống như các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, tình trạng hạ huyết áp quá mức ở những bệnh nhân bị bệnh tim mạch do thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Tương tác thuốc

  • Các phối hợp không được khuyến cáo

    • Các thuốc đối kháng Canxi (Verapamil, Diltiazem, Bepridil): Tác dụng âm tính trên tính co cơ, dẫn truyền nhĩ thất và huyết áp.

    • Clonidine: Tăng nguy cơ “tăng huyết áp dội” cũng như giảm nhịp tim và dẫn truyền tim.

    • Các thuốc ức chế Monoamine oxidase (ngoại trừ các thuốc ức chế MAO - B): Tăng tác dụng hạ áp của B - blockers nhưng cũng có nguy cơ xuất hiện cơn tăng huyết áp.

    • Các thuốc chống loạn nhịp loại I (như quinidine, disopyramide): Có thể ảnh hưởng trên thời gian dẫn truyền nhĩ thất và tăng hiệu quả có cơ âm tính (cần theo dõi lâm sàng và ECG).

    • Các thuốc chống loạn nhịp loại III (như Amiodarone): Có thể ảnh hưởng đến thời gian dẫn truyền nhĩ thất.

    • Các thuốc đối kháng Canxi (như các dẫn xuất dihydropyridine): Tăng nguy cơ hạ huyết áp. Những bệnh nhân suy tim tiềm ẩn, điều trị phối hợp với các thuốc chẹn beta có thể dẫn đến suy tim.

    • Các thuốc đối giao cảm (bao gồm tacrine): Có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất. Các thuốc B - blockers khác, bao gồm thuốc nhỏ mắt, làm tăng tác dụng.

    • Insulin và các thuốc hạ đường huyết đường uống: Tăng tác dụng hạ đường huyết. Chẹn thụ thể beta giao cảm có thể làm mờ các triệu chứng của hạ đường huyết.

    • Các thuốc gây tê, gây mê: Giảm nhịp nhanh phản xạ và tăng nguy cơ hạ huyết áp.

    • Chọn thụ thể beta liên tục làm giảm nguy cơ loạn nhịp trong khi đặt nội khí quản. Nên thông báo với bác sĩ gây mê khi bệnh nhân đang điều trị với Bisoprolol Fumarate 2.5 mg.

    • Các dẫn xuất Ergotamin: Làm nặng hơn các rối loạn tuần hoàn ngoại biên.

    • Các thuốc kích thích thần kinh giao cảm: Kết hợp với Bisoprolol có thể làm giảm hiệu quà của cả hai thuốc. Cơn tăng huyết áp và nhịp chậm quá mức có thể được ghi nhận. Liệu Epitaphon cao hơn có thể cần thiết cho việc điều trị các phản ứng dị ứng.

    • Các thuốc chống trầm cảm ba vòng, Barbiturate, Phenothiazin cũng như các thuốc hạ áp khác: Tăng hiệu quả hạ huyết áp.

    • Rifampicin: Giảm nhẹ thời gian bán hủy của Bisoprolol có thể do cảm ứng của các men chuyển hóa thuốc ở gan. Thường không cần chỉnh liều.

    • Baclofen: Tăng hoạt tính hạ áp.

    • Các chất đối kháng lodine: Beta - blockers có thể ức chế các phản ứng bù trừ với hạ huyết áp hay shock gây ra do các chất đối kháng của Iodine.

    • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (spironolacton, eplerenon, triamteren, amilorid) hoặc các chế phẩm bổ sung kali: Có thể làm tăng thêm tác dụng tăng kali huyêt của telmisartan.

    • Lithium: Sự gia tăng về nồng độ lithium trong huyết thanh và độc tính đã được ghi nhận khi dùng chung với thuốc ức chế ACE, thuộc đối kháng thụ thể angiotensin II, bao gồm telmisartan. Vì vậy, cần theo dõi nồng độ lithium trong máu khi dùng đồng thời 2 thuốc.

    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Có thể làm giảm tác dụng trị tăng huyết áp của thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II. Ở một số bệnh nhân có chức năng thận suy giảm (bệnh nhân mất nước, người già), sử dụng đồng thời các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II và các thuốc ức chế cyclo - oxygenase (NSAIDs) có thể dẫn đến tổn thương thận, bao gồm suy thận cấp, thường có thể đảo ngược. Vì vậy, nên phối hợp thận trọng, đặc biệt ở người cao tuổi. Cần theo dõi chức năng thận khi bắt đầu điều trị và sau đó theo định kỳ.

    • Thuốc lợi tiểu (thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai): Bệnh nhân điều trị ban đầu bằng thuốc lợi tiểu liều cao như furosemid (lợi tiểu quai) và hydroclorothiazid (thuốc lợi tiểu thiazid) có thể làm giảm thể tích dịch và gây hạ huyết áp quá mức khi bắt đầu điều trị với telmisartan.

    • Các thuốc điều trị tăng huyết áp khác: Tác dụng hạ huyết áp của telmisartan có thể tăng lên khi dùng đồng thời với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Ngoài ra, hạ huyết áp thế đứng có thể xảy ra trầm trọng hơn khi sử dụng chung với rượu, barbiturat, thuốc an thần - gây ngủ hoặc thuốc chống trầm cảm.

    • Các thuốc corticosteroid: Làm giảm hiệu quả điều trị của telmisartan.

  • Các phối hợp chống chỉ định

    • Floctafenine: Beta - blockers có thể ức chế các phản ứng bù trừ của tim mạch với hạ huyết áp hoặc shock gây ra do Floctafenine.

    • Suftoprid: Không nên sử dụng đồng thời Bisoprolol với Sultoprid do tăng nguy cơ loạn nhịp thất.

  • Các phối hợp cần cân nhắc

    • Mefloquine: Tăng nguy cơ nhịp chậm.

    • Moxisylyte: Có thể gây hạ huyết áp tư thế trầm trọng.

    • Các thuốc đối kháng canxi nhóm Dihydropyridine như Felodipine và Amlodipine: Sử dụng đồng thời có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng nguy cơ làm xấu thêm chức năng bơm máu của tâm thất ở những bệnh nhân suy tim.

    • Các thuốc hạ huyết áp tác động trung ương như Clonidine và các thuốc khác (Methyldopa, Moxonodine, Filmenidine): Sử dụng đồng thời các thuốc hạ huyết áp tác động trung ương có thể làm suy tim nặng hơn do giảm trương lực giao cảm trung ương (giảm nhịp tim và phân suất tống máu tim, dãn mạch). Ngưng thuốc, đặc biệt nếu ngưng beta - blockers trước, có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp dội".

    • Dùng Verapamil đường tĩnh mạch trên bệnh nhân điều trị với bisoprolol có thể dẫn tới block A - V và hạ huyết áp nặng hơn.

    • Digitalis glycosides: Giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.

    • Các thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs): NSAIDs có thể giảm hiệu quả hạ áp của Bisoprolol Các thuốc kích thích thần kinh giao cảm tác động B (Isoprenaline, Dobutamine) sự kết hợp với Bisoprolol có thể làm giảm hiệu quả của cả hai thuốc.

    • Các thuốc kích thích thần kinh giao cảm tác động cả B và C (Noradrenaline, Adrenaline): Sự kết hợp với Bisoprolol có thể bộc lộ tác dụng co mạch liên quan tới thụ thể g của các thuốc này dẫn tới tăng huyết áp và làm nặng hơn chứng khập khiễng cách hồi. Các tương tác này cũng có thể có ở các thuốc chẹn beta không chọn lọc. Dùng đồng thời các thuốc hạ huyết áp cũng như các thuốc khác có khả năng hạ huyết áp (Tricyclic Antidepressants, Barbiturates, Phenothiazines) có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp.

Lời khuyên an toàn

  • Thai kỳ: 

    • Chống chỉ định

  • Cho con bú:

    • Chống chỉ định 

  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc:

    • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng 

Cách bảo quản

  • Bảo quản Hasancor 5 ở vị trí khô ráo, thoáng mát.

Nhà sản xuất

  • Tên: Công ty TNHH liên doanh Hasan - Dermapharm

  • Xuất xứ: Việt Nam

Số đăng ký

Để biết giá sỉ, lẻ thuốc Hasancor 5 (Hộp 3 vỉ x 10 viên) bạn có thể liên hệ qua website: ThanKinhTAP.com hoặc liên hệ qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 09017963288.

Nguồn: https://dichvucong.dav.gov.vn/


Câu hỏi thường gặp

Giá của Hasancor 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim cung cấp bởi ThankinhTAP được cập nhật liên tục trên website. Giá chỉ chỉnh xác ở thời điểm đăng tải thông tin. Để biết chính xác vui lòng liên hệ trực tiếp với nhân viên bán hàng.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên website thankinhtap.com chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ các nguồn thông tin uy tín. Vì vậy. nội dung trên trang không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Ngoài ra, tùy vào cơ địa mỗi người mà Dược phẩm sẽ xảy ra tương tác khác nhau, nên không thể đảm bảo nội dung trong bài viết có đầy đủ tương tác có thể xảy ra. Hãy trao đổi lại với bác sĩ điều trị về tất cả các sản phẩm mà bạn đang và có ý định sử dụng để tránh xảy ra tương tác không mong muốn. Thần Kinh TAP sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại hay mất mát gì phát sinh khi bạn tự ý sử dụng Dược phẩm mà không có chỉ định của bác sĩ.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ