Amlocard 5 - Thuốc hạ huyết áp giảm đau thắt ngực

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg).

Giá thành có thể biến động lên xuống tùy thời điểm.


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-04-05 11:44:34

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VN-22076-19
Xuất xứ:
Ấn Độ
Dạng bào chế:
viên nang cứng
Quy cách đóng gói:
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Hạn dùng:
36 tháng

Video

Amlocard 5 là thuốc gì?

Amlocard 5 là thuốc có số đăng ký lưu hành là VN-22076-19, bào chế dạng viên nang cứng. Thuốc được sử dụng để làm hạ huyết áp, giảm tình trạng đau thắt ngực, hỗ trợ người bị triệu chứng thiếu máu cơ tim. Thuốc Amlocard 5 thuộc nhóm thuốc tim mạch - huyết áp, được bào chế từ hoạt chất Amlodipin dưới dạng Amlodipin besilat.

Thành phần

  • Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat) 5mg

Công dụng của thuốc Amlocard 5

  • Người bị mắc phải những cơn đau thắt ngực ổn định.

  • Người bị huyết áp cao.

  • Người bị triệu chứng thiếu máu cơ tim.

Liều dùng và cách dùng:

  • Liều dùng tham khảo:

    • Đối với người ở tuổi trưởng thành: sử dụng với liều 1 viên mỗi ngày. Nếu kéo dài liều điều trị như vậy qua 2 tuần mà các triệu chứng bệnh vẫn không có chiều hướng cải thiện thì tăng lên thành 2 viên mỗi ngày.

    • Người cao tuổi: Sẽ cần có sự hiệu chỉnh liều, giảm xuống dùng ½ viên cho liều bắt đầu, và cũng tăng dần liều nếu cứ sau 2 tuần kéo dài điều trị mà không có những tiến triển nhất định.

  • Cách dùng: 

    • Thuốc dùng đường uống.

Quá liều:

  • Triệu chứng:

    •  hH huyết áp, block nhĩ – thất, rối loạn dẫn truyền trong thất, chậm nhịp tim và choáng, thậm chí có thể gây tử vong.

  • Xử lý:

    • Trong trường hợp quá liều, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Người bệnh được rửa dạ dày, theo dõi các triệu chứng tim mạch, điều trị rối loạn điện giải. Nếu người bệnh có giảm thể tích tuần hoàn thì cần truyền dịch và dùng Adrenalin hoặc Noradrenalin nếu giãn mạch ngoại vi làm hạ huyết áp nghiêm trọng.

Chống chỉ định

Thuốc  Amlocard 5 chống chỉ định dùng trong trường hợp sau / không được sử dụng trong các trường hợp:

  • Hẹp eo động mạch chủ, tắc nghẽn các mạch máu
  • Người có tiền sử tụt huyết áp
  • Người đang bị sốc, có các cơn đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim
  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Người có tiền sử mẫn cảm với Amlodipin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Amlocard.

Tác dụng phụ của thuốc Amlocard 5

  • Rối loạn hệ miễn dịch: phù mạch, phản ứng dị ứng, phù nề
  • Da: ban, mày đay, xuất huyết
  • Huyết học: tụt huyết áp
  • Chuyển hóa: tăng đường huyết, viêm gan, viêm tụy
  • Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, run, lú lẫn
  • Cơ xương khớp: chuột rút, sưng mắt cá chân
  • Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, suy tim xung huyết, block nhĩ-thất, ngừng tim
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy

Cảnh báo khi sử dụng

  • Bệnh nhân suy tim: Nhiều báo cáo chỉ ra sử dụng Amlodipin có liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ phù phổi ở người suy tim không do nguồn gốc thiếu máu.
  • Người bị suy gan: Ở đối tượng này, thời gian bán hủy của thuốc bị kéo dài cho nên cần thận trọng và theo dõi sát bệnh nhân khi quyết định sử dụng Amlodipin.
  • Người bị dị ứng bột mỳ không nên sử dụng Amlocard vì trong thuốc có thành phần bột mỳ.
  • Thuốc Amlocard có thể gây hạ huyết áp thế đứng hoặc ngất ở một số bệnh nhân.
  • Amlodipin có thể gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khả năng phản ứng bị suy giảm làm ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa tới khả năng lái xe, vận hành máy móc. Bệnh nhân cần được cảnh báo thận trọng, không thực hiện các hoạt động trên sau khi lái xe, đặc biệt từ lúc bắt đầu điều trị
  • Không sử dụng thuốc Amlocard cho phụ nữ có thai và người đang cho con bú vì độ an toàn và hiệu quả của thuốc lên thai nhi và trẻ sơ sinh chưa được thiết lập.

Tương tác

  • Các loại thuốc hạ huyết áp khác như thuốc giãn mạch, thuốc ức chế thụ thể, thuốc ức chế men chuyển: làm tăng nguy cơ tụt huyết áp
  • Dantrolene, Verapamil: làm tăng nồng độ Kali máu quá mức.
  • Thuốc chống nấm: tăng tác dụng hạ huyết áp của Amlodipine.
  • Lithi: gây buồn nôn, tiêu chảy, có thể gây độc thần kinh
  • Rifampicin: làm thay đổi nồng độ của Amlodipin trong máu
  • Estrogen: tăng áp lực mạch máu, giảm tác dụng của Amlocard.
  • Các thuốc dùng để gây mê
  • Thuốc kháng viêm không steroid: có thể làm giảm tác dụng hạ áp của Amlodipin.
  • Nước ép bưởi: tăng tác dụng hạ huyết áp.

Cách bảo quản

  • Bảo quản thuốc Amlocard 5

    •  Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ dưới 30°C.

Nhà sản xuất

  • Tên: Flamingo Pharmaceuticals Ltd.

  • Xuất xứ: Ấn Độ

  •  

Nguồn: https://dichvucong.dav.gov.vn/


Câu hỏi thường gặp

Giá của Amlocard 5 - Thuốc hạ huyết áp giảm đau thắt ngực cung cấp bởi ThankinhTAP được cập nhật liên tục trên website. Giá chỉ chỉnh xác ở thời điểm đăng tải thông tin. Để biết chính xác vui lòng liên hệ trực tiếp với nhân viên bán hàng.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin trên website thankinhtap.com chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ các nguồn thông tin uy tín. Vì vậy. nội dung trên trang không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Ngoài ra, tùy vào cơ địa mỗi người mà Dược phẩm sẽ xảy ra tương tác khác nhau, nên không thể đảm bảo nội dung trong bài viết có đầy đủ tương tác có thể xảy ra. Hãy trao đổi lại với bác sĩ điều trị về tất cả các sản phẩm mà bạn đang và có ý định sử dụng để tránh xảy ra tương tác không mong muốn. Thần Kinh TAP sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ thiệt hại hay mất mát gì phát sinh khi bạn tự ý sử dụng Dược phẩm mà không có chỉ định của bác sĩ.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ