Tahero 325mg Phương Đông - Thuốc giúp giảm đau, hạ sốt
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg).
Giá thành có thể biến động lên xuống tùy thời điểm.
Thông tin dược phẩm
Video
Tahero 325mg là thuốc gì?
Tahero 325mg Phương Đông là thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch uống, được dùng để giảm đau, hạ sốt. Thuốc Tahero 325mg được Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông sản xuất và đóng gói thành hộp 20 ống x 5ml tại Việt Nam, được lưu hành với số đăng ký VD-29080-18.
Thành phần
-
Mỗi ống 5ml chứa: Paracetamol: 325mg.
Công dụng của Tahero 325mg Phương Đông
-
Thuốc Tahero 325mg Phương Đông được chỉ định dùng trong trường hợp sau:
-
Hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: Sốt xuất huyết, cảm, cúm, mọc răng, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật.
-
Thuốc Tahero 325 Phương Đông là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Tahero 325mg Phương Đông tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt. Hoạt chất Paracetamol trong thuốc làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.
-
Ở liều Paracetamol điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ hô hấp và hệ tim mạch, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây xước, kích ứng hoặc chảy máu dạ dày.
-
Thuốc Tahero 325mg Phương Đông hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải thuốc này là 1,25 - 3 giờ. Thuốc Tahero 325mg Phương Đông chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
-
Hướng dẫn sử dụng
-
Liều dùng của Tahero 325 Phương Đông:
-
Trẻ em:
-
Liều Paracetamol hàng ngày được khuyên dùng là khoảng 60mg/kg/ngày/4 hoặc 6 lần, khoảng 15mg/kg, cứ sau 6 giờ uống 1 lần hoặc 10mg/kg cứ sau 4 giờ uống 1 lần.
-
Đối với trẻ cân nặng từ 27 - 40kg (khoảng 8 - 13 tuổi):
-
Uống 1 ống 10ml (325 mg), trong mỗi 6 giờ, không vượt quá 4 ống mỗi ngày.
-
-
Đối với trẻ cân nặng từ 41 - 50kg (khoảng 12 - 15 tuổi):
-
Uống 1 -2 ống 10ml (325mg), uống liều lặp lại sau 4 giờ (nếu cần thiết), không vượt quá 6 ống mỗi ngày.
-
-
Tahero 325mg Phương Đông có dung tích 10ml khó phân liều nhỏ chính xác cho trẻ em cân nặng dưới 27kg (dưới 7 tuổi), khuyến cáo chuyển sang dạng bào chế khác của Paracetamol thích hợp cho trẻ em, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
-
Người lớn và trẻ em cân nặng > 50kg (khoảng 15 tuổi trở lên):
-
Liều lượng thông thường là 1 - 2 ống mỗi liều, uống liều lặp lại sau ít nhất 4 giờ, không nên vượt quá 3g Paracetamol mỗi ngày, hoặc 6 ống mỗi ngày.
-
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, liều tối đa có thể tăng lên đến 4g mỗi ngày, hoặc 8 ống mỗi ngày, uống liều lặp lại sau ít nhất 4 giờ.
-
-
Suy thận:
-
Trong trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10ml/phút), khoảng cách giữa 2 liều nên cách nhau ít nhất 8 giờ. Tổng liều Paracetamol không được vượt quá 3g mỗi ngày, tức là 6 ống.
-
-
Liều khuyến cáo tối đa:
-
Ở trẻ em dưới 40kg: Tổng liều Paracetamol không được vượt quá 80mg/kg/ngày.
-
Ở trẻ em từ 41kg đến 50kg: Tổng liều Paracetamol không được vượt quá 3g mỗi ngày.
-
Ở người lớn và trẻ em trên 50kg: Tổng liều Paracetamol không được vượt quá 4g mỗi ngày.
-
-
Các trường hợp đặc biệt khác:
-
Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả, không quá 60mg/kg/ngày (không vượt quá 3g/ngày), trong các trường hợp sau:
-
Người lớn có cân nặng dưới 50kg.
-
Suy gan mức độ nhẹ đến trung bình.
-
Nghiện rượu nặng.
-
Mất nước.
-
Dự trữ glutathion thấp, ví dụ như suy dinh dưỡng, ăn kiêng, giảm cân, người già trên 75 tuổi hoặc trên 65 tuổi mắc nhiều bệnh lý, viêm gan virus mạn tính, nhiễm HIV, xơ nang, hội chứng Gilbert.
-
-
-
-
Cách dùng:
-
Thuốc dùng đường uống.
-
-
Quá liều:
-
Triệu chứng:
-
Nhiễm độc Paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (ví dụ 7,5 - 10g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methe-moglobin - máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p - aminophenol: một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống Paracetamol.
-
Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn, sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây từ vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
-
Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc. Amino-transferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài. Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương tốn gan nghiêm trọng; trong số đó 10% đến 20% cuối cùng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
-
-
Xử trí:
-
Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực, cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
-
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Điều trị với N - acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống Paracetamol. Khi cho uống, hoà loãng dung dịch N - acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng một giờ sau khi pha. Cho uống N - acetylcystein với liều đầu tiên là 140mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm Paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
-
Tác dụng không mong muốn của N - acetylcystein gồm ban da (gồm cả mề đay, không yêu cầu phải ngừng thuốc), buồn nôn, nôn, tiêu chảy và phản ứng kiểu phản vệ. Nếu không có N - acetylcystein, có thể dùng methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ Paracetamol.
-
-
Chống chỉ định
-
Thuốc Tahero 325mg Phương Đông chống chỉ định dùng trong trường hợp sau:
-
Người bệnh mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc và suy tế bào gan.
-
Người bệnh thiếu máu nhiều lần, có bệnh phổi, thận hoặc gan, tim, người thiếu hụt men G6PD.
-
Tác dụng phụ của Tahero 325 Phương Đông
-
Khi dùng Tahero 325mg Phương Đông có thể gây một số tác dụng không mong muốn (ADR):
-
Ít gặp, 1/1.000 < ADR < 1/100:
-
Da: Ban đỏ, mày đay,.
-
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
-
Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
-
Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
-
-
Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1.000:
-
Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
-
Khác: Phản ứng quá mẫn.
-
-
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
-
Cảnh báo khi sử dụng
-
Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị và khi dùng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, dùng quá liều Paracetamol là nguyên nhân chính gây suy gan cấp. Dùng nhiều chế phẩm chứa Paracetamol (Acetaminophen) đồng thời có thể dẫn đến hậu quả có hại (như quá liều Paracetamol).
-
Phản ứng da nghiêm trọng, có khả năng gây từ vong bao gồm: Hội chứng Steven - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân (AGEP: Acute generalized exanthematous), hội chứng Lyell tuy hiếm nhưng đã xảy ra với Paracetamol, thường không phụ thuộc vào tác dụng của thuốc khác. Tuy các thuốc giảm đau và hạ sốt khác (như NSAID) có thể gây ra các phản ứng tương tự, mẫn cảm chéo với Paracetamol không xảy ra. Người bệnh cần phải ngừng dùng Paracetamol và đi khám thầy thuốc ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. Người bệnh có tiền sử có các phản ứng như vậy không nên dùng các chế phẩm chứa Paracetamol.
-
Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p - aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng Paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng Paracetamol.
-
Người bị phenylceton - niệu (nghĩa là thiếu hụt gen xác định tình trạng của phenylalanin hydroxylase) và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm Paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hóa trong dạ dày - ruột thành phenylalanin sau khi uống.
-
Một số dạng thuốc Paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen gây đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn. Không biết rõ tỷ lệ chung về quá mẫn với sulfit trong dân chúng nói chung, nhưng chắc là thấp; sự quá mẫn như vậy có vẻ thường gặp ở người bệnh hen nhiều hơn ở người không hen.
-
Phải dùng Paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ. Mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
-
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol: Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu
-
Phải thận trọng khi dùng Paracetamol cho người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài và dùng theo đường tĩnh mạch cho người bị suy gan.
-
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP)
-
Trong thành phấn thuốc có chứa tá dược:
-
Methyl paraben, Propyl paraben, Màu ponceau 4R : có thể gây phản ứng dị ứng.
-
Natri cyclamat, Natri saccharin: Chứa khoảng 22mg Natri mỗi 10ml (1 ống). Cần xem xét sử dụng thuốc cho bệnh nhân ăn kiêng Natri.
-
Glycerin: Được biết là có hại với liều cao. Có thể gây nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
-
Propylen glycol: Có thể gây triệu chứng giống rượu.
-
Tương tác
-
Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về làm sàng, nên Paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
-
Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
-
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.
-
Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với Paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ Paracetamol gây độc tính năng gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều Paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
-
Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị Paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng Paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
-
Cholestyramin làm giảm hấp thu Paracetamol. Vì vậy nên uống cholestyramin 1 giờ sau khi uống Paracetamol.
-
Metoclopramid và domperidon làm tăng khả năng hấp thu của Paracetamol, tuy nhiên việc sử dụng đồng thời không cần tránh.
-
Paracetamol làm tăng nồng độ của chloramphenicol trong huyết tương.
Lời khuyên an toàn về thuốc Tahero 325mg Phương Đông
-
Thai kỳ:
-
Thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
-
-
Cho con bú:
-
Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc trong quá trình cho con bú.
-
-
Lái xe và vận hành máy móc:
-
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
-
-
Trẻ em:
-
Chống chỉ định trẻ dưới 27kg (khoảng 8 tuổi).
-
Cách bảo quản Tahero 325mg Phương Đông
-
Để ở nơi khô, tránh ánh nắng mặt trời.
-
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Nguồn: https://drugbank.vn/thuoc/Tahero-325&VD-29080-18
Câu hỏi thường gặp
Các sản phẩm Tahero 325mg Phương Đông - Thuốc giúp giảm đau, hạ sốt hiện đang được cung cấp bởi ThankinhTAP. Để mua hàng quý khách vui lòng đặt hàng trên thankinhtap.com hoặc liên hệ trực tiếp. Xin cảm ơn!
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này